Lịch sử Quảng_trường_chính_Kraków

Homage Prussian tại Quảng trường chính ở Kraków được vẽ bởi Jan Matejko, hiện đặt tại Bảo tàng Sukiennice

Chức năng chính của Quảng trường Chợ phố là thương mại. Sau khi thành phố bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1241, Quảng trường chính được tu sửa vào năm 1257 và vai trò thương mại của nó được mở rộng bởi hoàng tử Kraków Bolesław V the Chaste, cùng với các đặc quyền Magdeburg- một tập hợp các đặc quyền thị trấn. Ban đầu, khu vực quảng trường ngập tràn các quầy hàng và tòa nhà hành chính thấp với một đường vành đai chạy quanh. Vua Casimir III Đại đế đã xây dựng Đại sảnh Vải gô-tic nguyên bản và tòa thị chính, hai công trình chiếm gần một phần tư quảng trường. Kraków đã từng là thủ đô của Vương quốc Ba Lan và là thành viên của Liên minh Hanse. Thành phố này phát triển mạnh mẽ như một đô thị quan trọng của châu Âu.

Kościuszko tuyên thệ tại Rynek. Bức tranh năm 1797 của Franciszek Smuglewicz

Ngoài các chức năng thương mại ban đầu, Quảng trường chính đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, và nó được sử dụng để tổ chức các cuộc hành quyết tù nhân công khai tổ chức tại Tòa thị chính thành phố. Như một phần của Con đường Hoàng gia (Droga Królewska), đó còn là nơi diễn ra các nghi lễ vương giả và thường xuyên được các nhà ngoại giao, giới chức sắc du hành đến Lâu đài Wawel ghé qua. Năm 1364, Vua Casimir đã tổ chức Đại hội Krakow Châu Âu. Vào ngày 10 tháng 4 năm 1525, Albert I, Công tước nước Phổ đã bày tỏ lòng tôn kính Phổ tới vua Sigismund I the Old, vua Ba Lan và Đại công tước Litva đã công nhận quyền bá chủ của các vị vua Ba Lan. Năm 1514, công tước người Litva - Konstanty Ostrogski đã tổ chức một cuộc diễu hành mừng chiến thắng Đại công quốc Moskva. Vào năm 1531, nhà quý tộc Jan Tarnowski đã ăn mừng một chiến thắng khác trong các cuộc chiến Muscovite. Jan III Sobieski, một vị vua của Ba Lan và Đại công tước Litva, đã ăn mừng chiến thắng của ông trước Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ trong Trận Viên năm 1683.

Năm 1596, Vua Sigismund III, thuộc Nhà Vasa của Thụy Điển, đã chuyển thủ đô của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva từ Kraków sang Warszawa (Warsaw). Kraków vẫn là nơi tổ chức các sự kiện đăng quang và tang lễ hoàng gia. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1794, tại Quảng trường chính, Tadeusz Kościuszko tuyên bố cuộc nổi dậy chung và đảm nhận quyền lực của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ba Lan, bắt đầu cuộc nổi dậy Kościuszko. Vào năm 1848, giữa những cuộc cách mạng Mùa xuân của các quốc gia, thường dân đã đụng độ với quân đội Áo và đó là nơi, bên cạnh Ratusz, Quốc huy Áo được chất thành đống- như một biểu tượng giành lại độc lập cho Ba Lan vào năm 1918.[5]

Quảng trường chợ vào những năm 1930

Người Do Thái giao dịch trên quảng trường sớm nhất là vào thế kỷ 15.[6] Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan, quảng trường được đổi tên thành Adolf Hitler-Platz và tượng đài Adam Mickiewicz đã bị phá hủy cùng với các tấm bia kỷ niệm lịch sử được lấy từ các tòa nhà tại quảng trường. Sau chiến tranh, tượng đài Adam Mickiewicz đã được xây dựng lại.

Năm 1978, UNESCO đã vinh danh Quảng trường chính, như một phần của Phố cổ Kraków, trong danh sách Di sản Thế giới. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1980, trong thời gian căng thẳng chính trị và sắp diễn ra Tuyên bố về Thiết quân luật ở Ba Lan, Walenty Badylak, thợ làm bánh đã nghỉ hưu và một cựu quân nhân của Quân đội Nội địa thời chiến của Ba Lan, đã tự đeo xiềng xích và gieo mình xuống giếng tại Quảng trường Chính.[7] Badylak đã phản đối việc chính phủ cộng sản từ chối thừa nhận tội ác chiến tranh của Thảm sát Katyn. Ngoài ra, Quảng trường chính là trung tâm diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ của phong trào Công đoàn Đoàn kết. Năm 2013, nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet đã đánh giá Quảng trường chợ chính của Kraków là đẹp nhất thế giới. rầm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quảng_trường_chính_Kraków //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //www.worldcat.org/oclc/39045032 http://www.hawelka.pl/index2.php?a=page&id=9 http://krakow.pl/aktualnosci/205156,31,komunikat,k... http://www.polskieradio.pl/historia/tags/artykul92... http://www.kasprzyk.demon.co.uk/www/krakow/krakow2... https://books.google.com/books?id=2KzSp-AV3KIC&pg=... https://books.google.com/books?id=gSWpitzlTb0C&pg=... https://maps.google.com/maps?ll=50.061092,19.93608... https://web.archive.org/web/20080628174937/http://...